I. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM
1. Đặc điểm tình hình
Hồng Kim là một xã nội địa cách trung tâm huyện A Lưới khoảng 3 km về phía Bắc; phía Nam giáp với Thị Trấn A Lưới, phía Bắc giáp với xã Bắc Sơn, phía Đông giáp với huyện Phong Điền và phía Tây giáp với xã Hồng Bắc. Có diện tích tự nhiên 4.089 ha, gồm 4 thôn với 539 hộ/2041nhân khẩu, có 07 dân tộc anh em đang sinh sống, bao gồm: Pa Cô, Ka Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Vân Kiều, Dao và Kinh, trong đó người dân tộc thiểu số là 523 hộ, 1.984 khẩu, chiếm 97,2%.
Tổng số hộ nghèo: 212 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 39,7%; Cận nghèo 70 hộ.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,32 triệu đồng/người.
2. Công tác chỉ đạo điều hành và quản lý điều hành
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của UBND xã nhằm thực hiện hoàn thành các chi tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm giai đoạn 2014-2018, tuy có nhiều khó khăn, thách thức, song nhờ sự chỉ đạo, điều hành và kịp thời của Đảng ủy, HĐND và UBND xã , sự nỗ lực phấn đấu của các ban, ngành đoàn thể và nhân dân trên địa bàn xã, đời sống nhân dân được từng bước cải thiện; tình hình chính trị, an ninh, an toàn xã hội được giữ vững.
III. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2014 - 2018
1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện các Chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số
1.1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ lợi: Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 5,6 tỷ đồng, trong đó: Cây mùa vụ đạt 2,5 tỷ đồng, chiếm 44,64%; Chăn nuôi đạt 1,7 tỷ đồng, chiếm 30,36%; Lâm nghiệp đạt 1 tỷ đồng, chiếm 17,85%; Thuỷ sản đạt 373 triệu đồng, chiếm 6,7%.
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng hàng 5 năm đạt: 771,64 ha, trong đó: Lúa đạt: 225,4 ha, Diện tích trồng sắn đạt: 230 ha, Diện tích trồng Ngô: 40 ha; Rau các loại: 30 ha; Chuối: 19,6ha, Trồng rừng kinh tế: Thủy sản: 25,5ha, trồng rừng kinh tế: 201,12 ha.
Tổng sản lượng lương thực có hạt 5 năm đạt 2.661,5 tấn; Trong đó: năng suất lúa đạt bình quân hàng năm đạt: 53 tạ/ha, ngô đạt: 54 tạ/ha.
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc 5 năm đạt 4.968 con; Trong đó: Trâu 252 con, Bò 1.352 con, Dê 868 con, Lợn 2.496 con. Tổng đàn gia cầm đạt 24.987 con.
Chương trình xây dựng nông thôn mới: Phát động phong trào tổng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và xây dựng hàng rào xanh, tổng hộ dân tham gia trên 800 lượt người, đạt trên 87% các hộ gia đình xây dựng hàng rào xanh.
Xã đạt 14/19 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 73,6% (gồm các tiêu chí đạt, Tiêu chí 1: Quy hoạch; Tiêu chí 02: Giao thông; Tiêu chí 03: Thủy lợi; Tiêu chí 4: Điện; Tiêu chí 08: Thông tin và truyền thông; Tiêu chí 9: Nhà ở; Tiêu chí 14: Giáo dục; Tiêu chí 07: Chợ nông thôn và thương mại; Tiêu chí 17: Môi trường; Tiêu chí 11: Lao động việc làm; Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Tiêu chí 19: Quốc phòng – An ninh; Tiêu chí 15: Y tế; Tiêu chí 16: Văn hóa).
1.2. Cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất
a) Cơ sở hạ tầng: Tổng vốn đầu tư 5 năm trên 14,75 tỷ đồng. Hoàn thành các công trình xây dựng mới kênh mương thôn 2; xây dựng hàng rào,sân nhà sinh hoạt cộng đồng thôn 5; sửa chữa đường bê tông thôn 2; sửa chữa đường bê tông thôn 5; Cầu treo A Vầu làng Việt Tiến vốn đầu tư 4 tỷ đồng; Đường giao thông từ thôn 3 đến nhà Kăn Bé mức vốn đầu tư 2,6 tỷ, làm cầu tran và đường bê tông nội đồng từ thôn 1 đến thôn 3, nguồn vốn 2 tỷ, do huyện làm chủ đầu tư; Đường giao thông thôn 5, vốn đầu 300 triệu đồng; Đường nội đồng thôn 2, vốn đầu từ 300 triệu thuộc chương 135, Xây dựng hàng rào Bia Tưởng Niệm 150 triệu ngân sách của huyện đầu tư; Đường giao thông nông thôn và đường sản xuất thôn A Tia 2, tổng chiều dài các tuyến đường sản xuất 670 m với tổng kinh phí là 600 triệu đồng; duy tu bảo dưỡng thủy lợi A Tia 149 triệu đồng; thủy lợi Kim Sơn 75 triệu đồng; đường dân sinh thôn A Tia và thôn Đút kinh phí 2 tỷ đồng; đường bê tông tại thôn Đút 1 kinh phí 384 triệu đồng; Lắp đặt cột và bóng đèn ánh sáng cho thôn A Tia 1 kinh phí 40,85 triệu đồng của huyện Đoàn huyện A Lưới do công ty Scavi hỗ trợ. Xây dựng nhà vệ sinh cho 90 hộ nghèo của 3 đơn vị đỡ đầu, kinh phí 360 triệu đồng (Bệnh viện Trung ương Huế, Sở giáo dục, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế). Đến nay, đã hoàn thành xong xây dựng nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng. Xây dựng trường Mầm non Sơn Ca 2,6 tỷ đồng. Xây dựng cầu dân sinh qua suối Târ Rinh 5,2 tỷ đồng. Nhà cộng đồng thôn Đút 1-làng Việt Tiến 1,2 tỷ đồng thuộc Dự án BCC.
b)Hỗ trợ phát triển sản xuất: mô hình nuôi gà thôn 5, mô hình nuôi lợn thôn 2; mô hình nuôi gà tại 6 thôn,; mô hình nuôi lợn thịt tại 6 thôn; mô hình nuôi cá nước ngọt; Trung tâm Hy vọng hỗ trợ Mô hinh nuôi gà thả vườn cho 2 hộ tại thôn A Tia 1 và Đút 2; Mô hình nuôi gà cho 07 hộ tại thôn A Tia 2, MH nuôi lợn cho 06 hộ tại thôn Đút 2; MH nuôi lợn thịt cho 13 hộ thuộc Chương trình nông thôn mới; Hỗ trợ nuôi bò của Dự án BCC cho 5 hộ; Thanh tra huyện hỗ trợ 7 hộ nghèo dự kiến thoát nghèo trong năm 2017: 2 hộ nuôi gà, 5 hộ nuôi lợn, Trung tâm hy vọng hỗ trợ nuôi lợn: 2 hộ/6 con; Phòng GD và ĐT huyện A Lưới hỗ trợ nuôi dê 3 hộ/6 con; UBND huyện hỗ trợ mô hình trồng rau sạch cho 1 hộ giá trị nguồn vốn 50 triệu đồng, Mô hình nuôi lợn thịt 13 hộ thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới nguồn vốn 100 triệu đồng; Mô hình trồng rau sạch và nuôi cá nước ngọt cho 20 hộ nguồn vốn 200 triệu đồng; Mô hình nuôi cá ngọt và mô hình nuôi dê cho 22 hộ, tổng nguồn vốn 210 triệu đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Mô hình nuôi dê và nuôi gà 22 hộ với tổng nguồn vốn 75 triệu đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
1.3.Văn hóa – xã hội:
Giáo dục và đào tạo: Duy trì xã công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Trong 5 năm qua trường tiểu học huy động được học sinh đến trường đạt tỷ lệ 100%, hàng năm học tổng số học sinh đến trường đạt 178 em/9 lớp; Trường trường Mầm non Sơn Ca huy động được các cháu đến trường đạt 187 cháu, trong đó: trẻ từ 2-3 tuổi đạt 85%, trẻ từ 4-5 tuổi đạt 100%. Học sinh trung học cơ sở đạt: 75%, trung học phổ thông đạt: 87%, hàng năm con em đến theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp đạt từ 3 đến 4 em.
Văn hóa và thông tin: Chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá-đồ thị văn minh” được nâng lên. Hiện tại có: 04 thôn có 06 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 03 làng đạt 75% được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa; 03 cơ quan, trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa; 190 hộ gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể được các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến các địa phương quan tâm, chăm lo xây dựng và phát triển. Đã được công nhận Khu di tích Động Tiên Công là di tích cấp quốc gia.
Đến nay xã đã có loa đài phát thanh 100% người dân được nghe đài tiếng nói Việt Nam.
Y tế, Dân số - Kế hoạch hoá gia đình: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm thường xuyên, hàng năm tổng số lượt khám bệnh tại trạm y tế xã 2.826 lượt người; Tổng số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng 65 trẻ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giao động từ 19% xuống 17,4%; Duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 2,1%.
Về giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội: Công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống các gia đình có công với cách mạng, đối tượng chính sách xã hội được chú trọng, đến nay đã hoàn thành xong 103 ngồi nhà theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Thực hiện tốt Chính sách theo Quyết 33/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015.
1.4. Lĩnh vực nội chính
Quốc phòng, an ninh: Quốc phòng an ninh được tăng cường, Ban công an, Ban chỉ huy quân sự xã đã nỗ lực trong công tác quốc phòng toàn dân, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.Quán triệt phương châm: "Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng ủy, sự quản lý, điều hành thống nhất của UBND ", trong 5 năm qua, xã đã lấy vai trò Công an xã và Ban Chỉ huy Quân sự xã làm lực lượng nòng cốt phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các ngành đoàn thể, để thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, vận động các già làng, trưởng thôn và những người có uy tín trong thôn bản tham gia vào các tổ chức, làm tốt công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đồng thời, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng, tích cực tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác giữ gìn an ninh chính trị ở cơ sở.
Về công tác công tác nội vụ: Công tác xây dựng chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng được quan tâm hơn trước. Bộ máy chính quyền hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả hơn. Đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn ngày càng được chuẩn hóa. Đến nay, đã có 18 cán bộ, công chức đạt trình độ Đại học, Cao đẳng; 10 cán bộ, công chức có trình độ Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính; Khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố.
Toàn xã có 22 CBCC (trong đó ĐH, CĐ 18 đồng chí, chiếm 82% Trung cấp 2 đồng chí; Khác 02 đồng chí ; DTTS 21, chiếm 95,45%).
Công tác CCHC được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, các thủ tục hành chính từng bước được đơn giản hoá. UBND xã đã ứng dụng phần mềm dùng chung trên địa bàn toàn huyện.
1.2.Triển khai thực hiện các Chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số
Trong 5 năm qua tổng nguồn vốn được hỗ trợ công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên: 3 tỷ đồng, gồm các chính sách:
-Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và cận nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 05 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
-Chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách đặc thu hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn năm 2017-2020;
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg;
-Chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg (QĐ 18/2011/QĐ-TTg;
- Chính sách hỗ trợ BHYT từ năm 2016-2019, tổng số 2.918 thẻ trong đó, hộ nghèo 2.733 thẻ, BHYT hộ cận nghèo 185 thẻ
- Chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm: Năm 2016 -2017 có 06 em hộ nghèo học nghề may tại Trung Tâm Hy Vọng huyện A Lưới.
-Chính sách trợ giúp pháp lý; Tổ chức 10 đợt tuyên truyền trợ giúp pháp lý cho bà con nhân dân 4/4 thôn với 2.330 người tham gia.
-Chính sách trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội: Tổng số đơn thân nuôi con đến nay: 16 người đang hưởng chế độ thường xuyên.
-Chính sách phần nào giúp đỡ cho các hộ nghèo, đơn thân nuôi con bớt đi lo lắng cuộc sống hàng ngày: Trợ cấp tiền điện: Năm 2016 chi trả 275 hộ (trong đó 255 hộ nghèo và 20 hộ BTXH) với tổng số tiền 146.096.000 đồng. Năm 2017 chi trả 254 hộ (233 hộ nghèo và 21 hộ BTXH) với tổng số tiền 134.044.000 đồng. Năm 2018 chi trả 224 hộ ( trong đó 212 hộ nghèo, 12 hộ BTXH, với số tiền 121.348 nghìn đồng.
-Chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi: Chính sách hỗ trợ nhà ở: UBND xã tổ chức triển khai, khảo sát các hộ nghèo được vay vốn sữa chửa nhà ở theo Quyết định 33/QĐ-TTg là 23 hộ. Đến thời điểm hiện tại đã giải ngân cho 23 hộ.
- Chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 48/QĐ-TTg: Đến nay, được giải ngân: 07 hộ, đạt 100%
IV. NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
4.1. Những tồn tại và hạn chế:
Nhìn chung, kinh tế xã nhà phát triển còn chậm, chưa thực sự bền vững, năng suất và sản lượng một số cây trồng chưa cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tập tục canh tác cũ chậm được đổi mới, quy mô sản xuất còn manh mún, chưa hướng đến sản xuất hàng hoá và sức cạnh tranh hàng hoá.
Tỷ lệ sử dụng các loại giống lúa xác nhận còn thấp, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; người dân chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư chuồng trại, dự trữ thức ăn, ý thức về tiêm phòng và phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm chưa cao.
Công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng theo yêu cầu hiện nay.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng vẫn còn cao và nguy cơ tái nghèo cao. Ý thức vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân còn hạn chế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn ở mức cao; tảo hôn vẫn còn xảy ra.
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật chưa sâu, chưa thường xuyên, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và gắn liền với xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn xã còn chậm, chất lượng phong trào chưa đồng đều.
Sự phối hợp giữa các ngành chưa thật sự đồng bộ. Tư duy, phong cách lề lối làm việc của một số cán bộ, công chức còn chậm đổi mới, trì trệ, thiếu năng động, sáng tạo.
4.2. Nguyên nhân:
a) Nguyên nhân đạt được:
Nhờ sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên. Đặc biệt, sự lãnh chỉ đạo, điều hành, quản lý trực tiếp của Đảng ủy, HĐND-UBND, UBMTTQVN xã và các ngành từ xã đến thôn. Với tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn xã đã phát huy tốt chủ nghĩa anh hùng Cách mạng trong kháng chiến, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đã đồng lòng, đồng sức tập trung phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững Quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
b) Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại:
Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước của một bộ phận cán bộ và nhân dân vẫn còn. Công tác tuyên truyền nhận thức cho đồng bào chưa hiệu quả, công tác cán bộ còn nhiều bất cập, hệ thống chính sách dân tộc còn nhiều chồng chéo, trùng lặp. Một số chính sách chưa phù hợp với đặc điểm của địa phương nên chưa phát huy được nội lực của đồng bào các dân tộc thiểu số. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cho đồng bào dân tộc của các cấp, các ngành chưa thường xuyên.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua kết quả thực hiện các chương trình, chính sách, dự án, có thể đưa ra các bài học kinh nghiệm như sau:
- Cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo; Huy động được sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị.
- Các chương trình, chính sách, dự án thường xuyên được tổ chức rà soát, đánh giá, mang tính hệ thống để người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thuận tiện, hiệu quả hơn. Chính sách đăng ký nhu cầu cần phù hợp với từng nhóm đối tượng; nhóm người nghèo dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.
- Nguồn lực Nhà nước giữ vai trò quyết định, cần được ưu tiên và bố trí kịp thời để thực hiện các chính sách và chương trình, dự án, ưu tiên cho hộ nghèo và cận nghèo; đồng thời triển khai các chính sách và nguồn lực phải được công khai, minh bạch, hỗ trợ đúng đối tượng và hiệu quả;
- Trên cơ sở các chính sách, chương trình, dự án cần xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn xã để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, công chức chuyên môn, kịp thời tham mưu các chính sách. Cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trân Tổ quốc xã và các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUYẾT TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2024
I.PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUYẾT TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2024
1. Xây dựng kế hoạch về kiểm tra, giám sát các mô hình sản xuất hỗ trợ phát triển sản xuất; tuyên truyền cho bà con nhận thức về đầu tư thâm canh, trồng xen canh để tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Tập trung phát triển chăn nuôi và trồng rừng kinh tế theo hướng gia trại. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình phát triển chăn nuôi, nuôi cá nước ngọt kết hợp với bán thâm canh. Tập trung đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2024 đạt 16/19 tiêu chí.
2.Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Thực hiện đồng bộ các kế hoạch đảm bảo an sinh xã hội để đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,74% theo tiêu chí mới
3.Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao. Chăm lo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở gắn với việc đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá- Đô thị văn minh".
4. Tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức cho các bà mẹ có trẻ em dưới 6 tuổi cách nuôi dạy cho tốt để giảm được tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng. Thực hiện tốt công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các cặp vợ, chồng sinh con một bê.
5. Bảo vệ an ninh trật tự vững chắc. Chú trọng kết hợp giữa an ninh - quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội; triển khai sâu, rộng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Xử lý nghiêm người và phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ; tiếp tục tuyên truyền các kiến thức an toàn giao thông cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn xã; Kiểm tra, rà soát danh sách các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tiếp tục các tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật bình đẳng giới… cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã.
7. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc như chính sách cho người người, chính sách cho đối tượng có công với cách mạng, chính sách trợ cấp xã hội, chính sách vay vốn…, đặc biệt là chính sách cho những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện tốt các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án được đầu tư trên địa bàn xã.